Những lưu ý và cách tối ưu hiệu quả chạy quảng cáo Google Shopping
Khi chạy quảng cáo Google Shopping, bất cứ chủ web nào cũng mong muốn có được tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao nhất, tối ưu phần chi phí đã bỏ ra. Dưới đây sẽ là một số cách tối ưu hiệu quả chạy quảng cáo Google Shopping cũng như những lưu ý bạn cần nắm được:
- Thông tin về dữ liệu sản phẩm cần phải được điền đầy đủ, hấp dẫn và “chuẩn SEO” đặc biệt bạn đừng quên những thông tin chính như Tên sản phẩm, giá, hình ảnh chất lượng, mô tả sản phẩm tình trạng và đường link sản phẩm trên website… Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả của chiến dịch bao gồm cả về vị trí và chi phí.
- Riêng về hình ảnh cần là ảnh rõ nét, có độ phân giải cao, tốt nhất là ảnh nền trắng và thể hiện đúng biến thể của sản phẩm chi tiết về kiểu dáng, màu sắc… Không dùng ảnh có chứa text hoặc đóng dấu ảnh.
- Trang website của bạn nên được tối ưu chuẩn thân thiện với di động và đặc biệt cần phải có giao thức bảo mật SSL – https mới được Google Shopping chấp thuận. Bạn có thể mua SSL với chi phí vài trăm nghìn mỗi năm hoặc một số bên thiết kế web sẽ cung cấp miễn phí cho bạn ví dụ như Sapo Web chẳng hạn.
- Hãy đảm bảo trang đích sản phẩm của bạn đầy đủ các thông tin, từ thông tin về sản phẩm, cửa hàng, thông tin liên hệ, chế độ đổi trả, chính sách hoàn tiền… càng hấp dẫn và thuyết phục càng tốt để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi tốt, tối ưu cho mỗi click.
- Cần kiểm tra, cập nhật thường xuyên kịp thời về thông tin sản phẩm, số lượng tồn kho. Nên lựa chọn các nền tảng thiết kế web có hỗ trợ kênh bán hàng Google Shopping để tận dụng lợi thế tự động cập nhật tồn kho và cài đặt và quản lý các chiến dịch dễ dàng hơn.
- Bạn nên lựa chọn các sản phẩm đang bán chạy nhất với giá thành hợp lý để chạy quảng cáo Google Shopping trước khi quyết định chạy một loạt để thử nghiệm cũng như học cách tối ưu chiến dịch và chi phí.
- Nên phân chia theo nhóm sản phẩm và cài đặt các chiến dịch khác nhau với giá thầu tương ứng với hiệu quả của từng nhóm.
- Google Shopping cho phép hiển thị phần đánh giá sao và số lượng, bạn nên chú ý hiển thị phần này cho hấp dẫn.
- Bạn cần tiếp tục chạy tiếp thị lại cho những khách hàng click vào quảng cáo Google Shopping để tăng thêm tỷ lệ chuyển đổi.
- Để đảm bảo quảng cáo của bạn được duyệt thì bạn nên đọc kỹ về chính sách của Google về sản phẩm, lĩnh vực, website cũng như các thông tin cần đảm bảo.
Chạy Google Shopping Ads sao cho hiệu quả?
Sau khi đã thiết lập quảng cáo Google Shopping, điều bạn cần làm tiếp theo đó chính là tối ưu hóa quảng cáo. Theo đó các yếu tố bạn cần quan tâm là:
- ROAS (Giá thầu lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo)
- Tỉ lệ hiển thị (Impression Share)
- CPC điểm chuẩn (chi phí cho mỗi lượt nhấp)
- CTR điểm chuẩn (tỉ lệ nhấp chuẩn)
- CPA (chi phí cho mỗi hành động)
Tuy nhiên, việc kiểm soát được các chỉ số CPC, CTR, CPA không phải là điều dễ dàng bởi bạn không thể đoán trước được Google đang so sánh mình với những đối thủ nào. Thay vào đó, doanh nghiệp cần để tâm khai thác nhiều hơn chỉ số ROAS.
Cách vận hành Google Shopping là gì?
Nếu bạn chọn Google Shopping Ads làm công cụ marketing, Google sẽ tự xác định thời gian mà quảng cáo sẽ hiển thị dựa trên các đặc điểm về nguồn cấp dữ liệu, trang web và giá thầu của doanh nghiệp khách hàng. Theo đó, Google sẽ tự tính toán tìm kiếm nào sẽ kích hoạt quảng cáo của bạn và hiển thị quảng cáo của bạn đến với người dùng.
Quảng cáo Google Adwords
Quảng Cáo Adwords Gói 4 triệu/tháng
- Số từ khóa : 5 từ
- Mẫu quảng cáo : 10 mẫu
- Tiện ích mở rộng: cuộc gọi, chú thích…
- Khung thời gian: 8g sáng – 9g tối
- Minh bạch ngân sách quảng cáo
- Áp dụng hệ thống chống click ảo
Quảng Cáo Adwords Gói 8 triệu/tháng
- Số từ khóa : 10 từ
- Mẫu quảng cáo : 20 mẫu
- Tiện ích mở rộng: cuộc gọi, chú thích…
- Khung thời gian: 8g sáng – 9g tối
- Minh bạch ngân sách quảng cáo
- Áp dụng hệ thống chống click ảo
Quảng Cáo Adwords Gói 10 triệu/tháng
- Số từ khóa : 15 từ
- Mẫu quảng cáo : 30 mẫu
- Tiện ích mở rộng: cuộc gọi, chú thích…
- Khung thời gian: 8g sáng – 9g tối
- Minh bạch ngân sách quảng cáo
- Áp dụng hệ thống chống click ảo
Google Shopping Ads phù hợp với doanh nghiệp nào
Thương mại điện tử
Dạo một vòng thị trường sẽ thấy những ông lớn thương mại điện tử trên thế giới như: Amazon, ebay, Alibaba, Bestbuy, Walmart, Taobao… Và các doanh nghiệp thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam là: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Thegioididong…
Tất cả đều đã áp dụng chiến dịch quảng cáo Google Shopping để quảng bá sản phẩm.
Cửa hàng online
Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp nhỏ, các Shop online cũng nên chi ngân sách cho quảng cáo Google Shopping. Chạy quảng cáo trên các nền tảng như Facebook có thể hoạt động tốt nhưng lỡ khách hàng của bạn không có thói quen mua hàng trên Facebook, hoặc không tin tưởng kênh ấy.
Khảo sát cho thấy 70% người dùng trước khi quyết định mua một món đồ gì đó thường lên Google tìm kiếm thông tin và tra khảo giá cả, nơi bán sản phẩm đó. Bạn nên tìm cách đánh vào 70% người tìm kiếm để tìm khách hàng tiềm năng, đừng mạo hiểm đâm vào thị trường ngách để chìm nghỉm trong ấy.
Xem thêm: Quảng cáo adwords, Quảng cáo tiktok, Quảng cáo Tiktok Shop, Seo website, Seo từ khóa, Quảng cáo Youtube, Quảng cáo Instagram, Quảng cáo Zalo, Seo Google, Quảng cáo tin nhắn SMS, Dịch vụ Email Marketing, Quảng cáo forum diễn đàn,….
Google Merchant của Google Shopping Ads là gì?
Merchant Center là công cụ dùng để tải dữ liệu cửa hàng và sản phẩm cần quảng bá lên Google. Đây là công cụ bắt buộc phải có trước khi chạy quảng cáo trên Google Shopping.
Có 2 cách để xây dựng nguồn cấp dữ liệu:
-
Phương pháp thủ công: nhập vào bảng mẫu thông tin có sẵn của Google.
-
Kết hợp các công cụ khác: sử dụng các công cụ như extension, plugin, ứng dụng hoặc dịch vụ tải dữ liệu từ website lên Google.