Nội Dung Chính [Hide]
Trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu một trào lưu kinh doanh online mới, đó là bán hàng trên Instagram – ứng dụng xã hội chia sẻ ảnh. Và lần này tôi sẽ giới thiệu tiếp một hình thức khác đang rất được ưa chuộng hiện nay – bán hàng trên Zalo.
Zalo là ứng dụng trên các thiết bị di động cho phép gọi và nhắn tin miễn phí do công ty VNG phát triển dành riêng cho người Việt. Sau khi vượt mốc 20 triệu người dùng, Zalo đang là một thị trường rất hấp dẫn cho những người muốn khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến. Với bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số ưu nhược điểm và kinh nghiệm để các bạn tham khảo trước khi bắt đầu bán hàng trên Zalo.
Những lý do để bắt đầu bán hàng trên Zalo
Kinh doanh Online không còn là khái niệm quá mới lạ ở nước ta nữa, có rất nhiều hình thức đã được phát triển và ứng dụng thành công, như bán hàng trên website thương mại điện tử, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,…hoặc các diễn đàn.
Ứng dụng nghe – gọi miễn phí chỉ mới thực sự nở rộ gần đây với các tên tuổi nổi tiếng như Viber, KaKaoTalk hay Line và đặc biệt là Zalo của Việt Nam. Tuy chỉ mới được ra đời nhưng Zalo đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình so với các hình thức khác trong việc kinh doanh online. Dưới đây là những ưu điểm của ứng dụng này:
Lượng người dùng đông đảo
Theo một thống kê vào cuối năm 2014 thì lượng người dùng của Zalo lên đến 20 triệu người, trong đó phổ biến từ độ tuổi từ 18 – 30, đều là những người có nhu cầu mua sắm online cao. Hơn cả là Zalo vốn dành cho các thiết bị di động, tiện lợi hơn rất nhiều so với các hình thức kinh doanh online khác.
Không lo tài khoản ảo
Muốn đăng ký và sử dụng tài khoản Zalo bạn phải dùng số điện thoại cá nhân của mình, và một thiết bị di động chỉ đăng nhập được một tài khoản cùng lúc, chính nhờ vậy mà Zalo hạn chế được các nick ảo. Bạn sẽ không còn lo việc lượng người quan tâm cao ngất ngưởng nhưng thực tế là chả có mấy người là thực.
Khả năng tiếp cận cao
Tương tác trên Zalo Page rất cao, hiện tại zalo đặt 100% người theo dõi Page nhìn thấy bài viết đầu tiên trên Page. Do vậy người quản lý page cũng không cần nhiều công sức chăm sóc fanpage zalo nhưng là fanpage Facebook.
Tiết kiệm chi phí liên lạc khi bán hàng trên Zalo
Vì Zalo là ứng dụng cho phép những người sử dụng ứng dụng này nhắn tin và gọi thoại miễn phí cho nhau, nên khi có khách đặt hàng bạn không phải mất phí khi liên lạc với họ nữa.
Khoản phí này nhiều người thường bỏ qua vì cho rằng nó không đáng kể, nhưng nếu khách hàng của bạn lên tới vài trăm người thì cần phải cân nhắc lại.
Dễ dàng tìm kiếm khách hàng
Zalo đang có chức năng “Tìm kiếm quanh đây”, khi bạn sử dụng sẽ dễ dàng tìm kiếm được những người cũng sử dụng trong bán kính nhất định.
Như vậy bạn có thể kết bạn và giới thiệu sản phẩm của mình nhanh hơn, đơn giản hơn. Hiện nay Zalo còn tích hợp cả tính năng quét mã QR, khi khách hàng có nhu cầu liên lạc sau khi đọc được tin quảng cáo của bạn, họ chỉ cần quét mã là đến được Fanpagae hoặc trang cá nhân của bạn.
Kinh nghiệm bán hàng trên Zalo
Tương tự như Facebook, trên Zalo hiện nay có hai hình thức bán hàng mà các bạn có thể tham khảo, đó là trang cá nhân và Fanpage.
Đối với trang cá nhân thì việc bán hàng trên Zalo đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản, tìm kiếm và kết thật nhiều bạn rồi đăng bài quảng cáo là được. Với Zalo, các bài đăng của bạn sẽ luôn hiện lên bảng thông báo chung của bạn bè.
Còn với Fanpage, muốn lập bạn phải trải qua khâu kiểm duyệt của admin Zalo. Có một lưu ý khi bạn lập tài khoản Fanpage là nên điền thông tin đầy đủ và rõ ràng, đặc biệt là tên Fanpage phải chỉ rõ loại hình hoặc mặt hàng kinh doanh.
Sau khi lập Fanpage, việc tiếp theo mà bạn cần làm là tăng người quan tâm, ít nhất là trên 20 người để hiển thị trên công cụ tìm kiếm của Zalo. Bạn có thể mời bạn bè của mình đặt chế độ quan tâm hoặc nhờ họ chia sẻ để tăng lượng người tiếp cận. Một cách đơn giản hơn là thuê bên thứ ba với phí từ 300 – 500đ cho 1 người quan tâm mới.
Một cách nữa để quảng cáo Fanpage là bạn chi tiền để có mặt tại danh mục cửa hàng của Zalo. Cước phí cho một tháng tối thiểu là 5,5 triệu, và bạn sẽ thu về từ 3000 đến 7000 người quan tâm thực sự, tức là những người có nhu cầu mua sản phẩm của bạn.
Dịch Vụ Marketing Online
+ Dạy kinh doanh online
+ Quảng cáo Shopee (5 triệu/tháng)
+ Quảng cáo Lazada (5 triệu/tháng)
+ Quảng cáo Tiki (5 triệu/tháng)
+ Quảng cáo Sendo (5 triệu/tháng)
+ Quảng cáo TikTok (3 triệu/ tháng)
+ Quảng cáo Facebook (4 triệu/1 tháng)
+ Quảng cáo Instagram (4 triệu/1 tháng)
+ Quảng cáo Zalo (4 triệu/ 1 tháng)
+ Quảng cáo Adwords (2 triệu/tháng)
+ Quảng cáo Google Remarketing bám đuôi (5 triệu/tháng)
+ Quảng cáo Google Banner (5 triệu/ tháng)
+ Quảng cáo Youtube (3 triệu/tháng)
+ Quảng cáo Diễn Đàn (2,5 triệu/tháng)
+ Thiết kế web (2 triệu/web)
+ Thiết kế diễn đàn (3 triệu/Forum)
+ SEO web, SEO từ khóa (4 triệu/2 tháng)
+ SEO Map bản đồ (4 triệu/cụm từ)
+ Quảng cáo Google Map
+ Tăng like Fanpage (1.5 triệu/1.000 likes)
+ Tăng chia sẻ Livestream
+ Tăng theo dõi Facebook cá nhân
+ SEO kênh Youtube (5 triệu/tháng/ tạo 26 videos clip/tăng 500 Subscribers)
+ Tăng theo dõi kênh Youtube (5 triệu/3.000 subscribers)
+ Tăng 4,000 giờ xem kênh Youtube (3 triệu)
+ Phần mềm bám đuôi khách hàng trên Google : 1 triệu
+ Phần mềm SEO web
+ Phần mềm copy bài
+ Hệ thống kinh doanh online
+ Email Marketing (2,5 triệu/100k mail)
+ Cho thuê nhân viên marketing (4,5 triệu/tháng)
+ Cho thuê nhân viên chạy quảng cáo (5 triệu/tháng)
+ Cho thuê nhân viên chốt đơn hàng (5-7 triệu/tháng/ca sáng hoặc ca tối)
+ Cho thuê nhân viên gọi điện cho khách (5 triệu/tháng/200KH – 8 triệu/tháng/400KH)
+ Tối ưu gian hàng Shopee, Lazada, Tiki, Sendo : 4 triệu/tk
+ Nhận thiết kế logo, banner đẹp giá rẻ
+ Dịch vụ chụp hình (6 triệu/ 8 tiếng)
+ Dịch vụ quay phim (6 triệu/ 8 tiếng)
+ Dịch vụ chỉnh sửa video clip
+ Dịch vụ chăm sóc fanpage
+ Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
+ Cho thuê người mẫu, ca sĩ, diễn viên
+ Cho thuê phòng studio để chụp hình : 500k/4 tiếng (bao gồm thiết bị như : máy tính, máy in để in kịch bản, máy lạnh, ghế sofa + bàn và tường nền trắng), Nếu thuê 8 tiếng giá còn 800k.